HALAL theo ngôn ngữ Ả rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép dùng", đối lập với HALAL là HARAM, nghĩa là “trái luật" hoặc “bị cấm". HALAL và HARAM là những thuật ngữ phổ biến áp dụng cho tất cả các khía cạnh đời sống, kinh tế xã hội của người Hồi giáo. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có người theo đạo Hồi thì cần phải có Giấy chứng nhận HALAL.
1. Chứng nhận HALAL là gì?
Giấy chứng nhận HALAL là giấy chứng nhận xác nhận rằng sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Sharia Islamiah (luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất và do đó phù hợp để tiêu dùng ở cả các quốc gia đa số theo Đạo Hồi (Pháp, Đức, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha):
- Là một quá trình đảm bảo các tính năng và chất lượng của sản phẩm theo các quy tắc được thiết lập bởi Hội đồng Hồi Giáo cho phép sử dụng nhãn hiệu HALAL
- Chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm thịt và các sản phẩm thực phẩm khác như sữa, thực phẩm đóng hộp và các chất phụ gia. Cụ thể, đối với các sản phẩm thịt, Halal chứng nhận rằng động vật đã được giết mổ trong một lần cắt, được làm khô kỹ lưỡng và thịt của chúng không được tiếp xúc với động vật được giết mổ khác và đặc biệt là với thịt lợn.
- Các sản phẩm được chứng nhận HALAL thường được đánh dấu bằng biểu tượng HALAL, hoặc đơn giản là chữ M (vì chữ K được sử dụng để xác định các sản phẩm KOSHER dành cho người Do Thái)
2. Phạm vi của chứng nhận HALAL:
Hiện nay, các sản phẩm buộc phải Chứng nhận HALAL tại các thị trường Hồi giáo chia ra 4 loại chính:
- Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu và bia, chất có cồn)
- Thuốc chữa bệnh
- Mỹ phẩm
- Các sản phẩm thực phẩm chức năng
3. Điều kiện cơ bản để sản phẩm được Chứng nhận HALAL:
- Sản phẩm không phải HARAM và/hoặc sử dụng những thành phần không phải HARAM phù hợp với các yêu cầu của luật Sharia và thiên kinh Qur'an;
- Tổ chức phải có hệ thống kiểm soát sản xuất phù hợp tiêu chuẩn HALAL, hoặc có các yêu cầu đảm bảo chất lượng tương tự; phải đào tạo cho nhân viên, thực hiện đánh giá nội bộ việc áp dụng tiêu chuẩn HALAL…
- Dây chuyền sản xuất không lẫn lộn HALAL và HARAM. Đối với các doanh nghiệp có sản xuất các sản phẩm liên quan đến động vật (không bao gồm thủy sản) bắt buộc áp dụng các yêu cầu nghiêm ngặt hơn.
- Chịu sự giám sát sau chứng nhận qua việc xem xét các yếu tố đảm bảo chất lượng và có kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ tổ chức sản xuất và/hoặc thị trường
4. Quy trình cấp chứng nhận HALAL:
Người Hồi giáo chỉ mua các sản phẩm có chứng nhận HALAL. Chứng nhận HALAL có thể áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm không phải là HARAM hoặc không chứa bất kì thành phần nào là HARAM và đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn HALAL. Nhằm hỗ trợ Quý khách hàng có thể xuất khẩu vào tất cả các thị trường Hồi giáo, VIỆT MỸ IPC cung cấp các chương trình chứng nhận khác nhau đáp ứng yêu cầu của từng thị trường.
Bao gồm 3 chương trình chứng nhận:
Chương trình JAKIM:
- Có thời hạn chứng nhận 1 năm.
- Áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm: thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dịch vụ,… đều được chứng nhận.
- Phạm vi xuất khẩu: có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Indonesia và GCC.
Chương trình GCC:
- Chỉ áp dụng cho đánh giá sản phẩm, thực phẩm.
- Chương trình đánh giá và chứng chỉ này chỉ áp dụng hiệu lực cho thị trường GCC (bao gồm các nước: Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Bahrain, Yemen).
- Sau khi đánh giá chứng nhận thành công, công ty được cấp 03 bản chứng chỉ hiệu lực 3 năm.
Chương trình MUI:
- Có giá trị 1 năm.
- Chỉ đánh giá cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu.
- Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Malaysia và GCC.
Quý khách hàng có thể lựa chọn một hoặc nhiều chương trình chứng nhận cùng lúc để thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa. Quy trình chứng nhận HALAL được thực hiện qua 5 bước cơ bản:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký chứng nhận HALAL
Bước 2: Tư vấn, báo giá và ký kết hợp đồng
Bước 3: Tiến hành đánh giá giai đoạn 1
Bước 4: Tiến hành đánh giá giai đoạn 2
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ – Cấp chứng nhận HALAL
Sản phẩm sau khi chứng nhận HALAL sẽ được mang dấu HALAL trực tiếp trên sản phẩm và/hoặc bao bì của sản phẩm. Người Hồi giáo chỉ được sử dụng những sản phẩm được chứng thực HALAL như là một bằng chứng về đức tin mà thượng đế cho phép dùng, với việc đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là HARAM.
Ước tính trên thế giới người Hồi giáo chiếm khoảng 25% dân số thế giới và con số này sẽ còn gia tăng lên 30% vào năm 2025. Nhu cầu thực phẩm và sản phẩm HALAL của các nước trên thế giới ngày càng gia tăng. Trước đây, hầu hết các nước Hồi giáo có thể đáp ứng được hết các nhu cầu thực phẩm trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước Hồi giáo khác. Tuy nhiên, hiện nay với việc thị trường toàn cầu ngày càng mở rộng thì tiềm năng thị trường thực phẩm HALAL trên thế giới không chỉ còn giới hạn ở các nước Hồi giáo nữa. Dự báo tới năm 2025, thực phẩm có dấu chứng nhận HALAL sẽ chiếm 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu thụ trên toàn thế giới. Như vậy, hầu hết các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật và thủy hải sản đều là HALAL, mà Việt Nam ta là nước có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp và thủy hải sản. Vì vậy, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước Hồi giáo là rất lớn. Chứng nhận HALAL sẽ là tấm vé thông hành để các doanh nghiệp vào thị trường Hồi giáo khó tính nhưng đầy tiềm năng này.
Đối với những người không theo đạo Hồi thì các sản phẩm HALAL cũng là một lựa chọn tốt. Các sản phẩm Halal đảm bảo sự “tinh khiết” trong quá trình sản xuất, đảm bảo tốt cho sức khỏe. Ngày nay, những sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đạt được chứng nhận HALAL được công nhận, phổ biến và tiêu dùng rộng rãi hơn đối với cả những người không theo đạo Hồi bởi sự bảo đảm về tiêu chuẩn “an toàn, vệ sinh và chất lượng”. Tiêu chuẩn HALAL không chỉ đáp ứng mỗi tiêu chí tôn giáo mà còn là một trong những tiêu chuẩn mới bảo đảm cho người tiêu dùng về sự an toàn và chất lượng sản phẩm. Chứng nhận HALAL giúp người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm an toàn, được đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là HARAM, qua đó, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp.
Tiếp nhận hồ sơ tại TP.HCM:
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM, VIET MY IPC
Hotline: 077 869 7777 hoặc 077 556 5577
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Website: www.sohuutrituevietnam.com hoặc www.vietmyipc.com