Campuchia là quốc gia giáp ranh biên giới Việt Nam, là đối tác kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm. Campuchia còn là một trong các quốc gia Đông Nam Á được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư khá lớn. Như vậy, có thể thấy, số lượng nhà đầu tư Việt Nam gia nhập vào thị trường Campuchia là tương đối lớn. Vì vậy, để các nhà đầu tư có thể bảo vệ được hoạt động kinh doanh của mình khỏi hành vi xâm phạm làm cho hoạt động kinh doanh bị gián đoạn thì cần phải đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia.
1. Thủ tục đăng ký:
Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia có nguồn gốc từ Việt Nam bao gồm:
(i) 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: 06-ĐKQT Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
(ii) 02 bản Tờ khai MM2 (ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh);
(iii) 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (trường hợp đăng ký là nhãn hiệu màu thì ngoài 05 mẫu nhãn hiệu màu, người nộp đơn cần nộp 05 mẫu nhãn hiệu đen, trắng);
(iv) Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
(v) Bản photo đơn đăng ký cơ sở hoặc bản photo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
(vi) Phí thẩm định sơ bộ hình thức;
(vii) Phí nộp cho Văn phòng quốc tế:
Lưu ý: Các cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia nếu họ có đại diện hợp pháp tại Campuchia. Nếu không, các đơn này phải được nộp thông qua đại diện về nhãn hiệu ở Campuchia.
2. Các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Thẩm định về hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
- Thẩm định nội dung: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn;
- Thời gian cấp bằng sẽ là: 02 tháng.
Nhãn hiệu sẽ có hiệu lực kể từ ngày nộp đơn.
Lưu ý: Mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ sử dụng cho một nhóm sản phẩm và dịch vụ.
Campuchia có áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Theo đó, nếu có nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trùng nhau hoặc tương tự với nhau cho hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự thì quyền đối với nhãn hiệu được cấp cho người nào nộp đơn đăng ký trước tại Campuchia. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia nên thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt để bảo vệ quyền lợi của mình.
3. Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Campuchia là 10 năm kể từ ngày nộp đơn (hoặc từ ngày ưu tiên, nếu có). Giấy chứng nhận Nhãn hiệu có thể được gia hạn hiệu lực nhiều lần, mỗi lần 10 năm và chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn. Đơn xin gia hạn hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu có thể được nộp muộn trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn hiệu lực và chủ sở hữu phải nộp lệ phí nộp muộn.
- Hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp “Bản tuyên thệ về việc sử dụng/không sử dụng nhãn hiệu”. Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không nộp Bản tuyên thệ, nhãn hiệu sẽ bị đình chỉ hiệu lực nếu có bên thứ 3 yêu cầu.
Quý khách hàng có thể tham khảo dịch vụ của VIỆT MỸ IPC về đăng ký nhãn hiệu quốc tế, như sau:
- Thực hiện việc tra cứu và thông báo cho quý khách hàng bằng văn bản kết quả tra cứu nhãn hiệu;
- Soạn thảo hồ sơ và thay mặt chủ sở hữu nhãn hiệu trực tiếp nộp và theo dõi tình trạng hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn;
- Nhận các công văn, Giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng (nếu có).
Hiện nay, do nhiều doanh nghiệp chưa rõ quy định pháp luật về nhãn hiệu nên việc thực hiện đăng ký khá khó khăn, biết được nhu cầu đó, VIỆT MỸ IPC tự hào là một tổ chức uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đăng ký nhãn hiệu. Quý khách hàng có thể liên hệ với đội ngũ pháp lý VIỆT MỸ IPC khi có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu.
Hotline: 077 869 7777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Tiếp nhận hồ sơ tại TP.HCM:
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM, VIỆT MỸ IPC
Website: www.sohuutrituevietnam.com hoặc www.vietmyipc.com