Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nào cũng đều có bí mật kinh doanh, bí mật kinh doanh còn được coi là sản phẩm trí tuệ của một doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Chính vì thế, các doanh nghiệp luôn coi trọng vấn đề bí mật trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh - yếu tố này khiến cho các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kịp thời để có thể đầu tư vào các lĩnh vực sinh lợi nhuận cao nhất.
1. Bí mật kinh doanh là gì?
Căn cứ theo Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:”Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”.
2. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:”Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”.
3. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh
Căn cứ theo Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:”Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
- Bí mật về nhân thân.
- Bí mật về quản lý nhà nước.
- Bí mật về quốc phòng, an ninh.
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.”
4. Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
Căn cứ theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:“Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ:
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
5. Sử dụng bí mật kinh doanh
Căn cứ Khoản 4 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:”Sử dụng bí mật kinh doanh là thực hiện các hành vi sau đây:
- Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá.
- Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh”.
6. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh
Căn cứ Khoản 1 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:”Chủ sở hữu bí mật kinh doanh và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng bí mật kinh doanh có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp sau:
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp.
- Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ
- Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ không nhằm mục đích thương mại.
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập.
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng”.
Hiện nay, do nhiều doanh nghiệp chưa rõ quy định pháp luật về bí mật kinh doanh nên việc thực hiện đăng ký khá khó khăn, biết được nhu cầu đó, VIỆT MỸ IPC tự hào là một tổ chức uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đăng ký bí mật kinh doanh. Quý khách hàng có thể liên hệ với đội ngũ pháp lý VIỆT MỸ IPC khi có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến việc đăng ký bí mật kinh doanh.
Hotline: 077 869 7777
Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn
Tiếp nhận hồ sơ tại TP.HCM:
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM, VIỆT MỸ IPC
Website: www.sohuutrituevietnam.com hoặc www.vietmyipc.com