Đăng ký tại Việt Nam
Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích

Thông tin cơ bản về sáng chế/giải pháp hữu ích

1. Sáng chế là gì?

Sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra.

Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật buổi sáng chế là giải pháp kỹ thuật tức là biện pháp kĩ thuật nhằm giải quyết một vấn đề.

Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng sản phẩm (cơ cấu, chất, vật liệu) hoặc quy trình (phương pháp)

+ Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định, ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cùng chi tiết máy, các sản phẩm khác,…v.v…

+ Chất là tập hợp các phân tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học hỗn hợp chất, ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm;

+ Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học, ví dụ như tế bào, gen, cây chuyển gen;

+ Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kĩ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định, VD: phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò,…v.v…

Sáng chế là thành quả lao động sáng tạo trí tuệ của con người, vì vậy được nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo vệ quyền của người trực tiếp hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế.

Sáng chế được bảo hộ là những giải pháp ký thuật đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ nhất định:

+ Các điều kiện để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế:

+ Có tính mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp không phải là hiểu biết thông thường.

Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

+ Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học

+ Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chương trình máy tính;

+ Cách thức thể hiện thông tin;

+ Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

+ Giống thực vật, giống động vật;

+ Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

+ Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật;

Những sáng chế trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho an ninh quốc phòng, an ninh đều không được bảo hộ.

2. Đăng ký sáng chế là gì và có ý nghĩa gì?

Đăng ký sáng chế là thủ tục hành chính do cục Sở hữu trí tuệ tiến hành để xác lập quyền sở hữu của chủ thể nhất định đối với sáng chế.

Hình thức đăng ký sáng chế là người nhận sáng chế và chủ sở hũ vào sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và cấp bằng độc quyền sáng chế/ bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho chủ sở hữu.

Sáng chế được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn đăng ký sáng chế nộp cho cục Sở hữu trí tuệ căn cứ vào các quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn.

Quyền sở hữu đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký. Chủ sở hữu sáng chế đã đăng ký được pháp luật bảo đảm độc quyền khai thác sáng chế nhằm mục đích thương mại trong thời hạn bảo hộ (20 năm đối với sáng chế và 10 năm đối với giải pháp hữu ích). Trong thời gian đó bất kỳ người thứ ba nào khác các sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

3. Ai có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế?

Những người sau đây có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế:

+ Tác giả (tức là người tạo ra sáng chế bằng trí tuệ), nếu tác xã tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất để tạo ra sáng chế; hoặc

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho các xã, nếu sáng chế được tạo ra do tác giả sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất đó; hoặc

+ Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng thuê Việt với tác xã, nếu sáng chế được tạo ra do thực hiện hợp đồng thuê việc và trong hợp đồng thuê Việt không có thỏa thuận khác; hoặc

+ Tổ chức nơi tác giả làm việc, nếu sáng chế được tác giả tạo do thực hiện nhiệm vụ của tổ chức giao.

Tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn có thể chuyển giao hoặc để thừa kế quyền nộp đơn cho tổ chức, cá nhân khác.

Hiện nay, do nhiều doanh nghiệp chưa rõ quy định pháp luật về sáng chế/giải pháp hữu ích nên việc thực hiện đăng ký khá khó khăn, biết được nhu cầu đó, VIỆT MỸ IPC tự hào là một tổ chức uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích. Quý khách hàng có thể liên hệ với đội ngũ pháp lý VIỆT MỸ IPC khi có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến việc đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích.

Hotline: 077 869 7777

Email: dangky@sohuutrituevietnam.vn

Tiếp nhận hồ sơ tại TP.HCM:

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM, VIỆT MỸ IPC

Website: www.sohuutrituevietnam.com hoặc www.vietmyipc.com

TRẢ LỜI

TRA CỨU SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TÌM CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK